Cách lắp đặt Van điều khiển khí nén

Cách lắp đặt van điều khiển khí nén

Để lắp đặt van điều khiển khí nén một cách tốt nhất thì nên tuân thủ các trình tự sau đây:

Hướng dẫn lắp đặt van điều khiển khí nén

Chọn loại van phù hợp với hệ thống đường ống, đối với các hệ hơi, khí nén thì nên chọn van bi, van cầu, van cổng để dễ dàng điều tiết và tránh bị thất thoát hơi.

Đối với các hệ nước, dầu, xi măng, bột đường thì nên chọn van bướm hoặc van cổng dao để tiết kiệm chi phí cũng như sử dụng hiệu quả nhất.

Tùy vào không gian lắp đặt để chọn van phù hợp. Van bi lắp ren điều khiển khí nén chiếm ít không gian nhất, sau đó là van bướm, van bi mặt bích, van cổng dao, van cầu, van cổng.

Chọn lựa van lắp ren hay lắp bích tùy vào yêu cầu sử dụng.

Lựa chọn chất liệu van phù hợp với dòng lưu chất và môi trường sử dụng. Các chất liệu cơ bản là inox, gang, thép, nhôm, đồng, nhựa PVC…

Lựa chọn van điều khiển dạng ON/OFF hoặc tuyến tính theo yêu cầu sử dụng.

Lựa chọn tiêu chuẩn bích của van theo tiêu chuẩn bích của ống.

Lắp đặt van điều khiển khí nén cần những gì?

Khi đã chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành lắp đặt van điều khiển khí nén theo các bước sau:

Đảm bảo hệ thống đường ống không vận hành khi lắp đặt van.

Làm sạch hệ thống đường ống trước khi lắp đặt.

Đối với dạng lắp ren thì tiến hành quấn băng tan vào ren ngoài của đường ống và vặn van vào.

Đối với dạng van điều khiển khí nén mặt bích thì lắp gioăng làm kín vào mặt bích và tiến hành lắp van vào cho lỗ bulong của van trùng với lỗ bu long của ống.

Tiến hành vặn bulong so le nhau để ốc vào đều và chặt chẽ hơn.

Lắp đặt van điện từ khí nén

Thông thường van điện từ khí nén, van chia khí sẽ được lắp trực tiếp trên thân bộ điều khiển khí nén. Trên thân bộ điều khiển khí nén có 4 lỗ bulong nhỏ, áp van điện từ chia khí vào và vặn bu long lại.

Tương tự như lắp đặt van điện từ chia khí thì việc lắp đặt limitswich box và positional cũng tương tự.

Van khí nén nối với đường ống như thế nào.

Van điều khiển khí nén nếu không có van điện từ khí nén và bộ điều khiển tuyến tính thì rất dễ dàng đấu nối.

Đối với dạng tác động đơn thì trên thân bộ điều khiển khí nén chỉ có duy nhất một lỗ và cấp khí trực tiếp vào lỗ đó để mở. Ngừng cấp khí thì van đóng.

Đối với dạng tác động kép thì có ha lỗ A và B. Khi cấp khí vào lỗ A thì van mở, khi cấp khí vào lỗ B thì van đóng.

Nguyên tắc đấu nối khi có van điện từ chia khí cũng tương tự nhưa van điều khiển khí nén tác động đơn. Tiến hành đấu nối dây điện vào van điện từ.

Đối với bộ điều khiển khí nén tuyến tính thì cần đấu nối dây điện và bộ điều khiển khí nén theo sơ đồ mạch điện bên trong thiết bị truyền động tuyến tính.

Kiểm tra sau khi lắp đặt van khí nén.

Cần test thử hoạt động của van trước khi vận hành.

Test thử điện áp, cấp điện áp để đóng mở.

Van điều khiển khí nén tuyến tính thì quan sát tủ PLC và hoạt động của van.

Nếu quy trình test thử đã ok thì tiến hành vận hành van.